Nguyên nhân của sa sút trí tuệ
Trong số các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ, những yếu tố không thể kiểm soát được, chẳng hạn như lão hóa và di truyền, chiếm tới 65%. trong khi những yếu tố có thể cải thiện, như hút thuốc và thiếu tập thể dục , chiếm 35%.
Các nguyên nhân khác
Thói quen không lành mạnh như hút thuốc, thiếu rèn luyện sức khỏe
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tập thể dục và bệnh sa sút trí tuệ đã cho thấy rằng nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở những người không đi bộ nhiều hoặc không có thói quen tập thể dục so với những người tập thể dục thường xuyên. Bên cạnh đó, hút thuốc là dẫn đến các bệnh liên quan đến lối sống, chẳng hạn như huyết áp cao và đột quỵ, và làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
Biến chứng từ bệnh nha chu
Bệnh nha chu là các bệnh liên quan đến mô quanh răng, nguyên nhân chủ yếu gây ra mất răng ở người lớn tuổi. Tuy bệnh nha chu là vấn đề về răng miệng nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với chứng sa sút trí tuệ .Bệnh nha chu ảnh hưởng đến các mạch máu khi nướu luôn bị viêm, dễ dấn đến xơ cứng động mạch và tiểu đường, làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ. Ngoài ra, mất răng làm hạn chế các loại thực phẩm người ta có thể ăn, phá vỡ cân bằng dinh dưỡng và từ đó làm cho cơ và xương bị suy yếu và khối lượng hoạt động bị mất. Điều này có liên quan đến sự suy giảm ý chí - sự khởi phát của sa sút trí tuệ.
Giảm thiểu các hoạt động trí tuệ
Việc giảm dần các hoạt động của não bộ như thử thách bản thân làm một thói quen mới hay tập trung học hỏi kiến thức mới dẫn đến suy giảm chức năng nhận thức, tăng khả năng của bệnh sa sút trí tuệ
Giảm thiểu tương tác với cộng đồng
Tương tác và trò chuyện với mọi người xung quanh là những hoạt động sử dụng rất nhiều chức năng của bộ nhớ. Thực hiện một lời hứa sẽ gặp ai đó kích thích bộ não theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như suy nghĩ về kế hoạch, quyết định việc di chuyển, v.v. Việc trò chuyện và giao tiếp với người khác cũng kích thích hoạt động não bộ.
Khi những cơ hội này giảm đi, người lớn tuổi sẽ dần suy giảm chức năng nhận thức về giao tiếp và bộ nhớ.
Căng thăng, mệt mỏi thần kinh
Một người bị căng thẳng trong thời gian dài sẽ dễ rơi vào trầm cảm, ảnh hưởng đến các chức năng tinh thần, thể chất và nhận thức. Nhiều báo cáo cho thấy rằng những người trầm cảm có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao gấp hai đến ba lần so với người bình thường. Tuy nhiên, chứng sa sút trí tuệ cũng có thể gây ra trầm cảm, nên rất khó để phân biệt trầm cảm với sa sút trí tuệ