1. Trang chủ
  2. Giảm thiểu nguy cơ sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi
  3. Dấu hiệu của chứng sa sút trí tuệ

Dấu hiệu của chứng sa sút trí tuệ

Dấu hiệu cơ bản của chứng sa sút trí tuệ là triệu chúng hay quên ở người lớn tuổi. Ngoài ra còn biểu hiện ở tình tính thay đổi, hay bồn chồn và nóng nảy. Dấu hiệu của chứng suy giảm trí nhớ được chia thành 2 nhóm chính : nhóm cơ bản là những triệu chứng xảy ra với hầu hết mọi bệnh nhân còn nhóm hành vi và tâm lý là những triệu chứng khác nhau với từng cá nhân.

Các triệu chứng hành vi và tâm lý của chứng sa sút trí tuệ được viết tắt là HVTL

Những thay đổi phổ biến

Đây là những dấu hiện xảy ra ở hầu hết người mắc chứng sa sút trí tuê. Dựa vào những dấu hiệu này,bác sĩ có thể chuẩn đoán chứng sa sút trí tuệ

Chứng mất trí nhớ

Một biểu hiện được nhìn thấy ở giai đoạn đầu của sa sút trí tuệ chính là chứng mất trí. Bệnh nhân có xu hướng không thể nhớ những điều mới trong khi vẫn có thể nhớ lại những điều từ khi còn trẻ và các sự kiện trong quá khứ.

Khả năng suy nghĩ và học hiểu

Khi bệnh nhân được nói về hai hoặc nhiều điều cùng một lúc, hoặc khi ai đó nói chuyện nhanh, họ sẽ khó hiểu và không nắm bắt vấn đề. Khi gặp phải các máy móc hoặt động phức tạp, chẳng hạn như máy bán hàng tự động, ATM ngân hàng, thiết bị gia dụng, v.v., họ không biết phải làm gì.

Khả năng nhận biết

Bệnh nhân sẽ không nhận biết được ngày giờ hiện tại, mùa, nơi họ đang ở, hoặc những gì họ đang làm. Họ cũng không biết sự thật hiển nhiên trong cuộc sống chẳng hạn như họ có liên quan như thế nào với các thành viên trong gia đình và cha mẹ họ đã qua đời.

Những thay đổi khác biệt tùy cá nhân

Đây là những triệu chứng chỉ phát sinh ở một số người bị sa sút trí tuệ. Chúng khác nhau tùy thuộc vào môi trường mà bệnh nhân lớn lên và tính cách của họ.

Đi lang thang

Bệnh nhân lang thang quanh nhà hoặc bên ngoài mà không có mục đích. Trong khi trước đó, bệnh nhân có một mục đích, chẳng hạn như đi làm hoặc đón con đi học.

Ảo tưởng

Bệnh nhân tin vào những điều không đúng sự thật, chẳng hạn như tin rằng một cái gì đó đã bị đánh cắp trong khi nếu ai đó mất thứ gì đó, người bình thường sẽ nghĩ rằng họ đã đặt nhầm chỗ và tìm kiếm nó. Tuy nhiên, những người mắc chứng mất trí có xu hướng không thừa nhận bất cứ điều gì bất lợi cho họ.

Ảo giác

Bệnh nhân có xu hướng nhìn thấy những thứ không có hay không xảy ra ở đó. Ví dụ, họ nghĩ rằng có một vị khách và bắt đầu pha một tách trà. Họ cũng tưởng tượng họ đang nghe thấy mọi thứ.

Hành vi bạo lực

Bệnh nhân không thể truyền đạt chính xác cảm xúc của họ và dùng đến bạo lực vì họ không thể kiểm soát cảm xúc của mình.

Mê sảng

Bệnh nhân đột nhiên trở nên lo lắng, hoặc trở nên phấn khích và kêu la lớn tiếng,thậm chí trở nên bạo lực khi thức dậy vào giữa đêm. Điều này phát sinh nhiều hơn khi bệnh nhân bị sốt cao, rối loạn giấc ngủ, vv

Phiền muộn

Bệnh nhân trở nên chán nản và vô hồn. Họ mất hứng thú với những sở thích mà họ từng thích.

Thay đổi tính cách

Những thay đổi trong tính cách sẽ xảy đến ví dụ những bệnh nhân từng bình tĩnh trở nên nóng tính.

Kém vệ sinh

Bệnh nhân không thích tắm, và cũng bắt đầu chơi đùa với chất thải cơ thể của họ.

Tham khảo: Báo cáo chính sách phúc lợi của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản

Mua sản phẩm Caryn trực tuyến tại